Đèn chiếu từ tính là một hình thức chiếu sáng hiện đại ngày nay. Đèn ray nam châm được cố định bằng lực từ tính và đèn có thể di chuyển linh hoạt đến các vị trí bạn mong muốn. Ngoài ra, trên hệ ray bạn có thể lắp đặt nhiều loại đèn khác nhau trên một hệ ray. Cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của đèn ray nam châm qua nội dung dưới đây.
Nguyên lý hoạt động của đèn đường từ tính là gì?
Mọi người nghĩ rằng, đèn ray nam châm hoạt động rất phức tạp và khóa tháo lắp. Tuy nhiên, trên thực tế, đèn ray nam châm có nguyên lý hoạt động rất đơn giản. Nó rất dễ dàng tháo và lắp, người bình thường cũng có thể thực hiện được. Giữa thanh ray và đèn đều được thiết kế một hệ kết nối từ tính đối ứng với nhau tạo nên một sức hút mạnh mẽ giúp dẫn điện và giữ chặt đèn trên hệ ray. Thông qua nguyên lý đó, đèn ray nam châm lắp đặt rất đơn giản, ko hề phức tạp như bạn nghĩ.
Ngoài ra, đèn được thiết kế tương thích với nhiều loại đèn, kiểu dáng đèn. Bạn có thể tháo ra lắp các loại đèn khác hay thậm chí là lắp đèn của hãng khác cũng không ảnh hưởng gì. Chỉ cần lựa chọn kích thước phù hợp.
Công suất đèn và nguồn điện phù hợp với hệ ray nam châm là bao nhiêu?
Cường độ dòng điện phù hợp để sử dụng các loại đèn này khá thấp thường dao động khoảng 20 - 30mA và nguồn điện áp thấp khoảng 48V / 24V. Nhờ vậy mà đèn rất an toàn khi sử dụng, không sợ bị điện giật trong khi sử dụng. Công suất đèn thường dùng và khoảng 5w - 50w tùy vào lượng chip LED mà đèn sử dụng. Trên thực tế, mỗi chip LED có công suất khoảng 1w, bởi vậy mà chiều dài cũng một phần quyết định công suất của đèn.
Bước 1: Lựa chọn loại hình lắp đặt và thiết kế phù hợp không gian. Nếu căn hộ của bạn xây mới chưa hoàn thiện trần thì nên lắp hệ ray nam châm âm trần để không gian thêm phần thẩm mỹ và gọn gàng hơn. Còn nếu trần nhà bạn đã hoàn thiện thì nên dùng hệ ray lắp nổi để tránh thi công đục khoét quá nhiều làm ảnh hưởng đến hệ thống điện trong nhà.
Bước 2: Lựa chọn thời điểm lắp đèn ray nam châm phù hợp. Nếu ray âm trần thì bạn nên thi công ngay lúc làm trần thạch cao để thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Còn nếu lắp ray nổi thì bạn đợi hệ thống trần nhà hoàn thiện rồi mới lắp đặt.
Bước 3: Bắt ốc vít lên vị trí định sẵn để cố định thanh ray nam châm lên trần nhà.
Bước 4: Hoàn thiện hệ ray và lắp đặt sử dụng.
Ứng dụng của đèn ray nam châm
Đèn ray nam châm là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho những căn hộ hiện đại hiện nay. Phù hợp với lắp đặt các khu vực như: nội thất nhà ở, hành lang, trung tâm thương mại, thiết kế ánh sáng cho cửa hàng,...
Ngoài ra, đèn chiếu từ tính có thể là một cách tuyệt vời để làm nổi bật bàn trang điểm, không gian làm việc hoặc khu vực đọc sách. Bạn cũng có thể chạy đèn ray nam châm xung quanh toàn bộ chu vi của căn phòng để chiếu sáng toàn bộ căn phòng.
Bạn có thể sử dụng đèn từ tính để chiếu sáng các khu vực nhất định trong phòng khách hoặc chạy đèn từ tính dọc theo chu vi để cung cấp nhiều ánh sáng. Nếu phòng khách của bạn được thiết lập để có nhiều khu vực chức năng, bạn có thể sử dụng Đèn chiếu từ tính để điều chỉnh ánh sáng của các khu vực đó. Những người muốn xem TV có thể làm mờ hoặc tắt đèn nam châm trong khi bất kỳ ai trong khu vực đọc sách có thể bật đèn của họ để có nhiều ánh sáng.
>>>> Xem thêm: ƯU THẾ NỔI BẬT CỦA ĐÈN LED RAY TỪ TÍNH
Trên đây là nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt hệ ray nam châm chuẩn kỹ thuật. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức về hệ ray nam châm.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng hệ đèn ray nam châm
0 Nhận xét