header ads

Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng hệ đèn ray nam châm

 Hệ đèn ray nam châm là mẫu đèn hiện đại được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Mẫu đèn này dần trở thành xu thế thiết kế hiện nay. Vậy có những lưu ý gì khi lắp đặt và sử dụng hệ đèn đặc biệt này, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Tính toán vị trí và thời gian lắp đặt trước cho hệ ray

Thanh ray nam châm gồm 2 loại: thanh ray lắp nổi và thanh ray âm trần. Mỗi loại có một quy trình lắp đặt khác nhau. Loại thanh ray lắp nổi thường lắp đặt đơn giản hơn, bạn có thể lắp đặt bất cứ khi nào bởi nó không gây ảnh hưởng đến quá trình thi công của các nhà thầu khác.


Để thi công thanh ray âm trần bạn cần thực hiện ngay từ bước làm thô của trần nhà. Do vậy, quá trình lắp đặt khá phức tạp và phụ thuộc rất nhiều vào quá trình làm trần thạch cao. Nên lựa chọn thời gian định trước để có thể phối hợp ăn ý nhất với đội thi công nhà.




Bên cạnh đó, việc lắp đặt và tháo dỡ rất phức tạp, bạn cần tính toán vị trí phù hợp để thuận tiện trong lắp đặt đường điện vừa trang trí cho không gian của bạn.

2. Lựa chọn loại đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng

Đèn ray nam châm có rất nhiều mẫu mã, nhìn chung các mẫu đèn thường được chia làm 2 loại: đèn chiếu tỏa và đèn rọi. Tùy vào nhu cầu sử dụng và ứng dụng của chúng hãy lựa chọn mẫu đèn phù hợp mục đích của bạn.
- Với các mẫu đèn chiếu tỏa lắp âm trần trần thường dùng để trang trí bởi chúng chỉ có tác dụng giúp ánh sáng tỏa đều khắp căn phòng, có tác dụng tương tự như đèn lắp âm trần trong phòng.


- Còn mẫu đèn chiếu rọi người ta thường dùng để chiếu một vật thể để tạo điểm nhấn như: phòng trưng bày tranh, đồ vật, mẫu vật hoặc có thể chiếu vào trung tâm căn phòng để tạo điểm nhấn.

3. Một vài lưu ý khác khi sử dụng hệ đèn ray nam châm

- Đèn ray được sử dụng là loại đèn chuyên biệt tương thích với dòng điện 48V, không sử dụng được các loại đèn ray thông thường.

- Đèn có thể dịch chuyển thoải mái trên thanh ray, không cần cố định lại, dễ dàng tháo và lắp đặt.
- Nếu các thanh ray bị cắt không để theo kích thước quy chuẩn thì bạn cần lưu ý không để rơi phần nam châm bên dưới thanh ray bởi đèn được cố định bằng lực hút nam châm.


- Trước khi lắp đặt, bạn cần tìm hiểu kĩ quy trình lắp đặt và các kĩ thuật liên quan. Nếu không có chuyên môn kỹ thuật bạn nên thuê các đội thi công giàu kinh nghiệm để thực hiện.

>>> Xem thêm: Cách lắp đèn ray nam châm chuẩn kỹ thuật 2022

Đăng nhận xét

0 Nhận xét